A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự báo sâu bệnh trên cây trồng - Từ ngày 28/01 đến 03/02/2019

Tính đến ngày 22/1/2019 toàn tỉnh xuống giống lúa được 230.300ha đạt 98% kế hoạch. Diện tích lúa từ đẻ nhánh đến làm đòng chiếm 74% diện tích, đây là giai đoạn rất dễ bị sâu bệnh tấn công gây hại. Thời tiết trước Tết Nguyên Đán, nhiệt độ cao vào buổi sáng và lạnh về đêm, trời nắng gián đoạn thuận lợi cho một số bệnh phát triển như đạo ôn, bệnh cháy bìa lá ở giai đoạn lúa làm đòng, có thể nhiễm trung bình và nặng cục bộ trên những giống nhiễm.

Giai đoạn trước Tết, bệnh đạo ôn lá có thể gia tăng do thời tiết thuận lợi như nhiệt độ cao vào buổi sáng và lạnh về đêm, trời nắng gián đoạn. Ngoài ra có thể bệnh cháy bìa lá ở giai đoạn lúa làm đòng có thể nhiễm trung bình và nặng cục bộ trên những giống nhiễm.

Giai đoạn trong Tết, thời tiết vẫn còn thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển. Ruộng có thể bị nhiễm rầy nâu với mật số trung bình.

Đối với bệnh đạo ôn lá, thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao bệnh đạo ôn lá sẽ phát triển và gây hại trên lúa đẻ nhánh đến đòng, có thể gây hại nặng đối với ruộng sạ dày, thừa phân đạm. Bà con cần phát hiện kịp thời và phun thuốc theo 4 đúng để đạt hiệu quả cao.

Đối với bệnh cháy bìa lá, đây là bênh do vi khuẩn gây hại. Bệnh xuất hiện chủ yếu từ giai đoạn làm đòng trở về sau, khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng, bà con cần phun đúng thuốc trị vi khuẩn để đạt hiệu quả cao. Phun thuốc vào sáng sớm, phun đủ lượng nước khuyến cáo trên bao bì.

Hiện nay, rầy nâu trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng đang ở giai đoạn tuổi 3 đến tuổi 4, nông dân cần kiểm tra đồng ruộng để đánh giá mức độ nhiễm rầy. Khi phát hiện mỗi tép lúa có từ 2 -3 rầy nâu đeo bám mới phun thuốc phòng trị. Khi phun, cần pha đủ lượng nước khuyến cáo và đi chậm để thuốc có thể xuống đến phần dưới cây lúa, nơi rầy nâu thường tập trung mật số cao.

Đối với rau màu, trời hanh khô các loại côn trùng gây hại sẽ phát triển mạnh. Để hạn chế sự phá hại của côn trùng, bà còn nên dùng lưới bao quanh diện tích canh tác, cao 2m, ngăn cản bướm đến đẻ trứng làm tăng mật số sâu hại. Cần thăm rẫy thường xuyên và phun thuốc phòng trị khi sâu ở tuổi nhỏ và mật số thấp. Phải đảm bảo thời gian cách ly trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm an toàn.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang


Tin liên quan

Danh mục