A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác dụng chữa bệnh của Đào Lộn Hột

               Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát. Nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm tiêu chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Cuống quả mà ta quen gọi là quả điều, thường được dùng ăn tươi. Nước ép dùng xoa bóp trị đau nhức, dùng uống trị nôn mửa và viêm họng. Lá non dùng làm thuốc an thần, gây ngu. Lá già chữa ghẻ và các vết thương. Rễ dùng làm thuốc xổ.

               Hạt điều (đã bóc vỏ): Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Ma giê, Can xi, Phốt pho, Đồng, Sắt, Kali, Kẽm, Vitamin K, C, B1, B2, B3, B6, … Rất tốt cho tim (giúp điều hòa lưu lượng máu) và xương. Hạt điều có nhiều axit béo có lợi nên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, thiếu máu và các biến chứng của bệnh tiểu đường.

               Hạt điều còn được bào chế thành si rô để trị ho và cảm lạnh. Dầu được chiết xuất từ hạt điều (pha loãng và thoa) cũng được dùng để điều trị nứt gót chân, mụn nước, chàm, vảy nến và lở loét (do bệnh giang mai).

               Nhân hạt điều chứa Proanthocyanidins (PACs) là chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

               Tính vị và phối hợp:

               - Chữa kiết lỵ: Nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc uống.

               - Chữa tiêu chảy, viêm họng: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng, ngày dùng 8-16g, sắc lấy nước uống.

               - Chữa đau nhức: Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp.

               - Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét:

Bôi dầu vỏ.

               - Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu điều.

               - Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu điều.

               - Thuốc an thần: Lấy 20 – 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 3 lần.

               Một số lưu ý:

               Ăn nhiều quả điều (cuống quả) có thể bị tưa lưỡi. Đối với hạt điều, khoảng 16 – 18 hạt/ngày là phù hợp để tránh sỏi thận và tăng cân không mong muốn.

               Vỏ quả điều có độc nhưng chất độc này bị phân hủy bởi nhiệt. Do đó, hạt điều được rang hoặc nướng chín trước khi sử dụng. Dùng nhân hạt điều ở dạng thô có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tâm thần. Hơn nữa, không nên ăn nhân hạt chưa chín hoàn toàn vì chất nhựa trong nó có thể gây lở miệng.

               Những người bị bệnh tiểu đường hay có ý định phẫu thuật trong 2 tuần cũng không nên dùng hạt điều với số lượng lớn vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.

 

Quang Hiển tổng hợp từ nguồn Internet


Tin liên quan