A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự báo tình hình sinh vật hại trên lúa - Vụ Hè Thu 2017, tuần lễ từ 03/7/17 - 09/7/2017

 

 

Đối với diện tích lúa Hè Thu đã thu hoạch, nông dân không nên xuống giống vụ Thu Đông ngay mà nên cài xới phơi đất và tuân thủ lịch thời vụ của các cơ quan chức năng, xuống giống né rầy để hạn chế thấp nhất việc lây nhiễm bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá từ vụ Hè Thu, gây thiệt hại năng xuất.

 

Theo dự báo của các cơ quan chức, năng tình hình thời tiết tuần tới, trời nắng. Nhiệt độ cao nhất có thể đạt 340C. Về chiều tối, nhiệt độ hơi lạnh từ 25-260C, có thể có mưa về chiều và tối. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh lem lép hạt và đạo ôn cổ bông phát triển, gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ngoài ra, rầy nâu và sâu cuốn lá cũng phát triển và gây hại lúa trên diện rộng. Nông dân cần thăm đồng thường xuyên, áp dụng biện pháp phòng trị phù hợp với từng đối tượng.

 

Khi áp dụng biện pháp phun thuốc hóa học nông dân cần chú ý các vấn đề sau:

1. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt, do nhiều loại nấm khác nhau tấn công, do đó cần mua thuốc đặc trị có phổ tác động rộng để đạt hiệu quả cao.

2. Đối với rầy nâu, khi phun thuốc, nên đưa cần phun thấp xuống để thuốc dễ dàng xuống đến gốc lúa và tiếp xúc với rầy nâu.

3. Đối với sâu cuốn lá, chỉ phun thuốc khi mật độ trên 20 con/m2 và không nên phun thuốc trị sâu cuốn lá khi lúa ở giai đoạn cong trái me.

4. Không dùng thuốc có hoạt chất Acetamiprid sau khi lúa trổ để phòng trị sâu rầy, dẫn đến dư lượng thuốc còn tồn trong hạt gạo, ảnh hưởng đến phẩm chất và hoạt động mua bán và xuất khẩu.

5. Sử dụng thuốc sau khi lúa trổ cần đảm bảo thời gian cách ly và phun đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

 

Đối với rau màu: Trời thường xuyên mưa về chiều tối nên rau màu rất dễ bị bệnh tấn công. Nông dân cần tranh thủ tưới đủ nước trước 2 giờ chiều hằng ngày. Khi phun thuốc cần đảm bảo thời gian cách ly trên bao bì để sản phẩm được an toàn khi sử dụng.

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang


Tin liên quan

Danh mục