A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học tập thực tế tại Vĩnh Long cho cán bộ phụ trách nông nghiệp ở huyện, thị, thành phố

Cùng sự phát triển của kinh tế xã hội hiện naynhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, Các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch càng ngày càng được đón nhận và được nhân rộng. Sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn không chỉ là hướng đi phù hợp với xu thế mà còn là xu hướng phát triển bền vững, mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Tiếp tục tập trung kiện toàn, phát triển nguồn nhân lực công và nguồn nhân lực xã hội chất lượng cao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh, đóng vai trò là nền tảng, là động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, và là lực lượng nồng cốt thực hiện định hướng chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Thực hiện quyết định số 294/QĐ-SNNPTNT ngày 30/3/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, Trung tâm Kỹ thuật – Dịch vụ Nông nghiệp tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, phụ trách nông nghiệp (mã NN-B3-1; lĩnh vực trồng trọt) cho 25 cán bộ quản lý phụ trách nông nghiệp ở huyện, thị, thành phố.  Lớp tập huấn được thực hiện trong 2 ngày 20-21/07/2023 tổ chức học tập kinh nghiệm tại mô hình sản xuất lúa hữu cơ và mô hình sản xuất dưa lưới áp dụng công nghệ hoàn toàn tự động trong nhà lưới kết hợp phát triển du lịch địa phương thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Công chức, viên chức tham gia lớp học tập thực tế

 

Tại Hợp tác xã lúa hữu cơ Tấn Đạt, học viên được ông Đoàn Văn Tài – chủ nhiệm HTX Tấn Đạt chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong công tác vận hành cũng như duy trì được vùng nguyên liệu với diện tích gần 200 ha lúa hữu cơ, và dự kiến tăng lên 400 ha, đạt chứng nhận hữu cơ vào năm 2024. Ngoài ra, học viên còn được học hỏi kinh nghiệm về cách thức đóng gói, bảo quản sản phẩm từ lúa gạo và cách thức cấp chứng nhận hữu cơ của những thị trường khoa tính như Hà Lan, Canada, Mỹ, Đức…

Ông Đoàn Văn Tài – chủ nhiệm HTX Tấn Đạt – chia sẻ kinh nghiệm

 

Bên cạnh học tập việc học tập sản xuất lúa hữu cơ, đoàn còn được học hỏi kinh nghiệm trồng  dưa lưới, dưa leo trong nhà lưới áp dụng công nghệ cao hoàn toàn tự động tại vườn…

Ngoài quy trình trồng dưa lưới, dưa leo.... để bán đơn thuần, đoàn còn được học hỏi thêm cách thức phát triển du lịch tại vườn, góp phần tăng thêm thu nhập cũng như xây dựng thương hiệu, có thể tiến đến đăng ký sản phẩm OCOP trong tương lai. Chủ vườn cũng là cán bộ công tác tại đơn vị nhà nước  nhiều năm nên  học viên còn được trao đổi thêm về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, vận hành cũng như tận dụng các chính sách hỗ trợ của địa phương.

Bà Lê Thị Ngọc Hiền - chủ vườn dưa lưới trao đổi với học viên tại vườn

 

Lớp tập huấn đã phần nào đáp ứng yêu cầu mong muốn của học viên, học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, kết nối, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp ở địa bàn phụ trách. Qua lớp tập huấn, các học viên cho biết sẽ áp dụng một số kinh nghiệm của tỉnh bạn vào việc  thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới tại địa phương.

Nguyễn Hữu An Khương

Trung tâm Kỹ thuật – Dịch vụ Nông nghiệp


Tin liên quan